0938 519 909

Kiến thức tham khảo

Trẻ tăng động thì cường độ hoạt động vô cùng cao và kém tập trung nên việc tương tác vô cùng khó khăn sau đây là những lưu ý Ba mẹ và thầy cô nên tham khảo.

  1. Giao cho trẻ làm các việc có tính kích thích cao, cùng với đó là cách làm, các quy tắc, những kì vọng, và không thể thiếu các thay đổi hợp lý dành cho trẻ tăng động, chậm nói giảm chú ý.
  2. Cho phép trẻ được di chuyển trong lớp học.Trẻ tăng động chỉ có thể ngồi yên một lúc. Hãy cho phép trẻ gọt bút chì, làm việc vặt, đến giữa lớp, hay bất cứ việc gì, mỗi 15 phút một lần.
  3. Một vài trẻ có thể ngồi trong khoảng thời gian lâu hơn khi được ngồi trên một quả bóng lớn (bạn có thể tìm thấy ở các cửa hàng hay trung tâm trị liệu).Hoặc thử những loại ghế ngồi khác nhau cho trẻ.
  4. Thay vì trách móc trẻ mỗi khi chúng thốt ra một câu trả lời, hãy cố gắng khen ngợi khi chúng kiểm soát được bản thân. Hãy nhớ rằng hành vi như vậy không nằm trong sự kiếm soát của chúng.
  5. Đưa ra những cách khuyến khích khi trẻ hoàn thành bài tập về nhà hay một công việc được giao. Giáo viên có thể cho phép trẻ đạt được một đặc quyền nào đó khi trẻ cố gắng tuân theo các quy định trong lớp học.
  6. Thử đưa ra một hoạt động hay bài tập mang tính thử thách. Giáo viên cần chú ý vì nếu việc đó quá khó, trẻ sẽ bỏ cuộc trong thất vọng, còn nếu quá dễ hay lặp đi lặp lại mãi, chúng sẽ không thể tập trung.
  7. Hoạt động một kèm một rất hữu ích. Hãy xem xem có ai tình nguyện giúp trẻ không? Việc này là vô cùng cần thiết khi bắt tay vào một bài tập, vì những đứa trẻ này thường không biết cách làm thế nào để bắt đầu. Chúng cần sự chỉ dẫn đi kèm với các bước chi tiết và cách xây dựng ý tường.
  8. Luôn nhớ rằng sự tập trung thì rất đa dạng, vì vậy sự không nhất quán là khó tránh khỏi. Một hoạt động mới có thể gây hứng thú ngày hôm nay, nhưng đến ngày mai là trẻ đã chán. Chúng phản hồi với sự đa dạng, vì vậy giáo viên cần phải thật sáng tạo.

         tuong-tac-tre-tang-dong-1

  1. Trẻ tăng động giảm chú ý thường có vấn đề trong việc dừng một hành động khi đã tập trung tham gia, vì thế hãy sáng tạo ra một tín hiệu (ví dụ như vỗ vào vai) hay giao nhiệm vụ cho một trẻ khác giúp đỡ khi cần đổi hướng sự chú ý của chúng.
  2. Vì hầu hết trẻ tăng động, chậm nói giảm chú ý đều gặp vấn đề với việc viết tay và liên tục suy nghĩ, hãy cho phép chúng sử dụng bàn phím.
  3. Giao cho trẻ các bài luận ngắn hơn, hoặc cho phép chúng biểu đạt bằng những cách khác.
  4. Vấn đề chỗ ngồi cũng rất đáng lưu ý. Cho trẻ ngồi gần bạn và thường xuyên nhìn trẻ để giữ sự tập trung (cũng như làm giảm những yếu tố gây nhiễu).
  5. Gọi trẻ thường xuyên trong lớp học. Tương tác thực sự giữ chúng tập trung, và việc chờ đến lượt mình đối với trẻ tăng động giảm chú ý là rất khó khăn.
  6. Hãy nghiêm khắc trong lớp học và không cho phép các trẻ khác trêu chọc trẻ tăng động, chậm nói giảm chú ý. Những đứa trẻ này đặc biệt dễ tổn thương khi bị chế giễu. Một cuộc họp lớp về những khác biệt giữa từng cá nhân sẽ giúp cho các trẻ bình thường chấp nhận trẻ đặc biệt dễ dàng hơn.
  7. Khi hành vi của trẻ trở nên khó kiểm soát, hãy yêu cầu trẻ lên ý tưởng cùng bạn những cách để giải quyết vấn đề. Việc này sẽ nâng cao nhận thức cá nhân và phát triển ý thức tự kiểm soát của trẻ.
  8. Tập trung phát triển một hệ thống liên lạc tốt giữa gia đình và nhà trường, bằng cách đó trẻ sẽ không bị tụt lại trong các công việc được giao về nhà, còn phụ huynh sẽ được cập nhật thường xuyên về hành vi của trẻ ở trường. Thật may mắn khi bây giờ chúng ta đã có email.
  9. Dành một chỗ trong phòng để trẻ tăng động, chậm nói giảm chú ý điều chỉnh lại khi bị kích động hay không thể giữ tập trung. Nơi này nên là một góc yên tĩnh với tai nghe, một vài bài hát thư giãn, trò chơi ô chữ, sách vv. Đây không phải là góc phạt của trẻ, mà là nơi trẻ tự chọn để đến khi cần.
  10. Một nhóm kĩ năng hay “nhóm tình bạn” có thể giúp trẻ học những kĩ năng như đổi lượt, không đứng quá gần, không áp đáo một cuộc bàn luận, tìm ra niềm yêu thích của người khác...Việc này có thể giúp ngăn chặn sự xa lánh với trẻ.
  11. Nếu bạn có một Đội hỗ trợ học sinh hay Nhóm Chăm sóc (một nhóm tự lập ra để bàn về những đứa trẻ có vấn đề) ở trường mình, hãy cùng nhau lên ý tưởng làm sao để đáp ứng được nhu cầu của một đứa trẻ cụ thể hay những đứa trẻ tăng động giảm chú ý khác ở trường.

Nguồn:Tham khảo